SO SÁNH NHÀ KHUNG THÉP TIỀN CHẾ VÀ NHÀ BÊ TÔNG

Quyết định xây nhà là cột mốc vô cùng quan trọng trong đời mỗi người. Vì vậy, việc tìm hiểu về các thông tin hoặc phương pháp liên quan đến xây dựng thi công nhà ở được nhiều gia chủ quan tâm tìm hiểu. Khi lựa chọn kiểu xây dựng cho công trình của mình, nhiều người thường phân vân giữa nhà khung thép tiền chế và nhà bê tông. Mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là những so sánh chi tiết giữa hai loại nhà này mà Kiến Xanh Design muốn chia sẻ đến bạn đọc.

Nên lựa chọn xây nhà khung thép hay nhà bê tông?
Nên lựa chọn xây nhà khung thép hay nhà bê tông?

I. Khái niệm nhà khung thép và nhà bê tông

1. Nhà khung thép là gì?

Nhà khung thép, hay còn gọi là nhà thép tiền chế, tạo hình thành từ các khung trụ bằng thép được sản xuất sẵn theo các kích thước và hình dáng đã được thiết kế sẵn, có tải trọng nhà siêu nhẹ. Trong quá trình xây dựng, công nhân sẽ lắp ráp các bộ phận thép lại với nhau tạo nên một cấu trúc nhà thép kiên cố.

Nhà khung thép được xây dựng khá phổ biến tại Việt Nam
Nhà khung thép được xây dựng khá phổ biến tại Việt Nam

2. Nhà bê tông là gì?

Nhà bê tông là loại công trình được xây dựng từ gạch viên, sử dụng các cột, dầm và móng bê tông để tạo nên một khung nhà vững chắc. Đây là phương pháp xây dựng truyền thống đã được áp dụng từ lâu. Nhà bê tông có đặc điểm bền vững và chịu được thời tiết khắc nghiệt, nhờ vào tính năng chịu lực và chống cháy của vật liệu bê tông.

Nhà bê tông được ứng dụng đa số trong các công trình nhà ở dân dụng
Nhà bê tông được ứng dụng đa số trong các công trình nhà ở dân dụng

II. So sánh chi tiết đặc điểm của nhà khung thép và nhà bê tông

1. Khả năng chịu lực

  • Nhà Khung Thép Tiền Chế
  • Thép có khả năng chịu lực nén, kéo, uốn rất tốt, độ bền cũng như chỉ số an toàn cao, cấu trúc thép nhẹ nhưng chắc chắn. 
  • Thép có tính năng chịu kéo và nén cao, cho phép công trình đứng vững trước các tác động từ thiên nhiên như gió mạnh, động đất. Ngoài ra, hệ thống khung thép cũng giúp phân bổ tải trọng đồng đều, giảm thiểu nguy cơ sập đổ.
Khả năng chịu lực của nhà thép tiền chế khá tốt
Khả năng chịu lực của nhà thép tiền chế khá tốt

 

  • Nhà bê tông
  • Nhà bê tông có độ bền cao, có khả năng chịu nén tốt nhưng lại yếu hơn trong khả năng chịu kéo. 
  • Thường cần được kết hợp với thép (thép gia cố) để tăng cường khả năng chịu lực. 
  • Bê tông cũng có khả năng chịu lửa tốt hơn, giúp bảo vệ công trình trong các tình huống khẩn cấp.
  • Có thể dễ dàng tính toán trọng tải cho các công trình bê tông như nhà cấp 4, nhà 2 tầng và nhà 3 tầng thậm chí là các chung cư quy mô lớn từ 20 đến 30 tầng.
Nhà bê tông ứng dụng nhiều trong các công trình chung cư quy mô lớn
Nhà bê tông ứng dụng nhiều trong các công trình chung cư quy mô lớn

2. Thời gian thi công

  • Nhà khung thép tiền chế

Ưu điểm lớn nhất của nhà tiền chế là thời gian hoàn thành nhanh chóng. Các bộ phận khung thép được sản xuất trước tại nhà máy và chỉ cần lắp ráp tại công trình. Điều này giúp rút ngắn đáng kể thời gian hoàn thành dự án, thường chỉ từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào quy mô.

So với nhà bê tông, nhà khung thép có thời gian hoàn thiện nhanh hơn
So với nhà bê tông, nhà khung thép có thời gian hoàn thiện nhanh hơn
  • Nhà bê tông
  • Quá trình thi công nhà bê tông thường kéo dài hơn do yêu cầu đổ bê tông và thời gian cần thiết để bê tông cứng lại. Thời gian thi công có thể từ vài tháng đến cả năm, tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp của mỗi công trình.
  • Công trình khi đổ tầng sẽ cần chờ 21 ngày để cột, dầm bê tông đông cứng, độ bền chắc đạt chuẩn rồi mới thi công tiếp các hạng mục khác.
Thời gian thi công nhà bê tông thường kéo dài trên 3 tháng
Thời gian thi công nhà bê tông thường kéo dài trên 3 tháng

3. Chi phí xây dựng

  • Nhà khung thép tiền chế

Đối với nhà thép tiền chế, chi phí chủ yếu tập trung vào thiết kế và lắp đặt. Việc ứng dụng phần mềm và máy móc hiện đại giúp giảm thiểu chi phí nhân công. Nhờ vậy, xây dựng nhà thép tiền chế có thể tiết kiệm đến 30% so với nhà bê tông cốt thép truyền thống. 

  • Nhà bê tông

Nhà bê tông thường có chi phí thấp hơn về vật liệu, đặc biệt nếu sử dụng gạch và bê tông địa phương. Tuy nhiên, thời gian thi công lâu dài và chi phí lao động có thể làm tổng chi phí gia tăng, đặc biệt trong các dự án quy mô lớn.

Nhà bê tông có chi phí xây dựng nhiều hơn so với loại hình nhà khung thép
Nhà bê tông có chi phí xây dựng nhiều hơn so với loại hình nhà khung thép

4. Tuổi thọ công trình

Tuổi thọ của công trình là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi xây dựng và lựa chọn vật liệu. Đối với nhà thép tiền chế và nhà bê tông cốt thép, cả hai loại đều có tuổi thọ tương đối dài, nhưng lại chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau.

  • Nhà khung thép tiền chế

Nhà thép tiền chế được hình thành từ các khung và bảng thép, được sản xuất tại nhà máy trước khi vận chuyển đến địa điểm lắp ráp. Tuổi thọ của nhà thép tiền chế thường dao động từ 50 đến 100 năm. Một trong những ưu điểm của loại nhà này là khả năng chịu lực tốt và khả năng chống lại các tác động môi trường như ẩm ướt và rỉ sét. Tuy nhiên, việc bảo trì và sửa chữa định kỳ là cần thiết để kéo dài tuổi thọ của công trình.

So sánh tuổi thọ của 2 hình thức nhà khung thép và nhà bê tông
So sánh tuổi thọ của 2 hình thức nhà khung thép và nhà bê tông
  • Nhà bê tông

Trong khi đó, nhà bê tông cốt thép được thiết kế với mục tiêu có tuổi thọ bền bỉ. Sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép mang lại khả năng chịu lực cao và khả năng kháng lại tác động của môi trường. Tuổi thọ của nhà bê tông cốt thép phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chất lượng vật liệu, thiết kế và kỹ thuật thi công. Một công trình như vậy có thể tồn tại từ 30 đến 40 năm, thậm chí lên tới 100 năm nếu được xây dựng đúng cách.

5. Ứng dụng trong kiến trúc

  • Nhà khung thép tiền chế

Hiện nay, nhà khung sắt đã có thể ứng dụng linh hoạt hơn trong thiết kế. Với công nghệ hiện đại, các khung thép có thể được uốn nắn để tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau, từ hiện đại đến cổ điển. Điều này cho phép các kiến trúc sư và nhà thiết kế sáng tạo hơn trong việc tạo ra không gian sống. Ngoài ra, nhà khung sắt cũng dễ dàng mở rộng hoặc thay đổi thiết kế theo nhu cầu của gia chủ. 

Hiện nay nhà khung thép được ứng dụng trong đa dạng các phong cách thiết kế
Hiện nay nhà khung thép được ứng dụng trong đa dạng các phong cách thiết kế
  • Nhà bê tông

Với kết cấu nhà bê tông, kiến trúc sư và thợ thi công sẽ có khả năng sáng tạo ra nhiều hình dáng và hoa văn khác nhau ngay tại công trường. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các mẫu nhà theo phong cách tân cổ điển hay cổ điển vì các phong cách này cần những họa tiết uốn lượn, tinh xảo. Các công tác ghép cốt pha và đổ bê tông hoàn toàn mang đến sự đa dạng và phong phú về hình dáng, không bị gò bó trong một khuôn mẫu nhất định. Chính vì vậy, nhà bê tông phù hợp với mọi phong cách kiến trúc; dù gia chủ yêu thích sự đơn giản, tinh tế hiện đại hay kiến trúc kiểu Nhật, Pháp lộng lẫy, sang trọng.

Nhà bê tông với ưu điểm ứng dụng được tất cả phong cách thiết kế nhà
Nhà bê tông với ưu điểm ứng dụng được tất cả phong cách thiết kế nhà

III. Tính ứng dụng của nhà khung thép tiền chế và nhà bê tông trong xây dựng

Nhà thép tiền chế thường thích hợp cho các mô hình kinh doanh như homestay, xưởng sản xuất, quán cà phê và những công trình yêu cầu thi công nhanh chóng. Đây cũng là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn.

Một số công trình mà Kiến Xanh thiết kế và hoàn thiện thi công
Một số công trình mà Kiến Xanh thiết kế và hoàn thiện thi công

 

Trong khi đó, nhà bê tông cốt thép thường được ứng dụng trong xây dựng nhà ở, văn phòng làm việc, cũng như các loại biệt thự, nhà hàng và khách sạn.

Nhà khung thép tiền chế được lựa chọn sử dụng cho các công trình kinh doanh
Nhà khung thép tiền chế được lựa chọn sử dụng cho các công trình kinh doanh

IV. Kết luận

Tóm lại, cả nhà khung sắt tiền chế và nhà bê tông đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhà khung sắt phù hợp cho những công trình cần thi công nhanh, chi phí thấp và có tính linh hoạt trong thiết kế. Trong khi đó, nhà bê tông là lựa chọn tốt cho những ai ưu tiên độ bền, khả năng chịu lực cao và an toàn trong xây dựng.

Việc lựa chọn giữa hai loại hình này phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể, ngân sách và sở thích cá nhân của từng chủ đầu tư. Kiến Xanh Design mong rằng mỗi gia chủ nên cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố trên trước khi đưa ra quyết định cuối cùng cho ngôi nhà mơ ước của bạn.