Bảo Dưỡng Bê Tông – Giúp Công Trình Bền Vững Theo Thời Gian

Bê tông là một trong những vật liệu xây dựng phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng từ nhỏ đến lớn. Để đảm bảo độ bền và tuổi thọ của các công trình, việc bảo dưỡng  là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Kiến Xanh Design sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng trong quá trình bảo dưỡng bê tông hiện nay.

Bảo dưỡng bê tông là bước vô cùng quan trọng trong quá trình thi công xây dựng
Bảo dưỡng là bước vô cùng quan trọng trong quá trình thi công xây dựng

1.Bảo dưỡng bê tông là gì?

Bảo dưỡng bê tông là quá trình duy trì độ ẩm và nhiệt độ cần thiết cho bê tông trong thời gian đầu sau khi đổ, nhằm đảm bảo bê tông đạt được cường độ và độ bền tối ưu. Quá trình này giúp ngăn ngừa hiện tượng nứt, co ngót và hư hỏng do các yếu tố môi trường như nắng, gió và nhiệt độ cao.

Bảo dưỡng bê tông đúng cách làm tăng tuổi thọ công trình
Bảo dưỡng bê tông đúng cách làm tăng tuổi thọ công trình

2. Vì sao cần bảo dưỡng bê tông?

Chất lượng bê tông: Bảo dưỡng  giúp duy trì độ ẩm, cho phép các phản ứng hóa học diễn ra một cách hiệu quả, từ đó tăng cường độ bền 

Ngăn ngừa nứt: Nếu bê tông không được bảo dưỡng đúng cách, sự co ngót do mất nước có thể dẫn đến hiện tượng nứt, làm giảm tính năng của công trình.

Tăng tuổi thọ công trình: Bê tông được bảo dưỡng đúng cách sẽ có độ bền cao hơn, kéo dài tuổi thọ của công trình.

Tuân thủ kỹ thuật bảo dưỡng bê tông sau khi đổ là yếu tố cần thiết
Tuân thủ kỹ thuật sau khi đổ là yếu tố cần thiết

3. Quy trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ

Đầu tiên, cần giữ nguyên cốp pha tại chỗ để hạn chế tình trạng mất nước và biến dạng của bê tông.

Giai đoạn 1

Cần đảm bảo bê tông không bị bay hơi nước do ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu như nắng, gió, nhiệt độ và độ ẩm không khí. Đồng thời, tránh va chạm vật lý lên bề mặt bê tông. Cụ thể như sau:

    • Ngay lập tức phủ kín bề mặt hở bằng các vật liệu đã được làm ẩm như nilon, bạt hoặc các chất tạo màng ngăn nước bốc hơi. Trong giai đoạn này, không nên tác động lực cơ học hay tưới nước trực tiếp lên bề mặt bê tông để tránh làm hư hại bề mặt.
  • Cần theo dõi liên tục để đảm bảo hạn chế tối đa tình trạng bê tông bị mất nước, nhằm tránh hiện tượng nứt bề mặt
Phủ bạt trên bề mặt để bảo dưỡng bê tông
Phủ bạt trên bề mặt để bảo dưỡng bê tông

Giai đoạn 2

Tiến hành tưới nước giữ ẩm cho mọi bề mặt hở của bê tông liên tục cho đến khi quá trình bảo dưỡng kết thúc. Thời gian bảo dưỡng sẽ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của từng khu vực cụ thể như sau:

  • Nếu trời nắng, cần che phủ bề mặt ngay sau 4 giờ kể từ khi đổ để tránh hiện tượng “trắng bề mặt” bê tông, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cường độ. Ở nhiệt độ từ 15°C trở lên, trong 7 ngày đầu cần tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, cách tầm 3 giờ tưới một lần, ban đêm ít nhất 2 lần. Các ngày tiếp theo cần tưới 3 lần mỗi ngày.
  • Trong khoảng thời gian từ 14 đến 18 ngày, nên tưới ít nhất 3 lần mỗi ngày và đêm. Công tác bảo dưỡng cần duy trì đều đặn trong vòng một tuần sau khi đổ bê tông, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
Giữ ẩm bề mặt bê tông giúp tránh tình trạng nứt nẻ
Giữ ẩm bề mặt bê tông giúp tránh tình trạng nứt nẻ

4. Kỹ thuật bảo dưỡng bê tông tiêu chuẩn

4.1 Bảo dưỡng bê tông móng

Áp dụng với loại bê tông móng và các phần ngầm, cần tưới nước thường xuyên cho đến khi lấp đất. Sau khi lấp đất, cần duy trì một lượng nước vừa đủ để tiếp tục bảo dưỡng.

Với thời tiết nắng nóng gay gắt, có thể ngâm nước để bảo dưỡng bê tông móng.
Với thời tiết nắng nóng gay gắt, có thể ngâm nước để bảo dưỡng móng.

4.2 Bảo dưỡng bê tông cột

  • Giữ cốp pha nguyên trạng cho đến khi bê tông đạt đủ tiêu chuẩn. Điều này giúp hạn chế sự co giãn của bê tông, tránh sai lệch kích thước của cột.
  • Dùng vật liệu che chắn làm giảm sự thoát nước của bê tông vì đối với loại bê tông cột thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí
  • Trong quá trình bảo dưỡng, cần tưới nước thường xuyên. Chất lượng nước sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật giống như nước dùng để trộn bê tông.
Chất lượng nước bảo dưỡng phải tương đồng với nước trộn bê tông
Chất lượng nước bảo dưỡng phải tương đồng với nước trộn

4.3 Bảo dưỡng bê tông dầm, sàn, mái

  • Tiến hành xây hàng gạch quanh bờ để ngâm nước xi măng.
  • Tuần đầu tiên, cần tưới nước liên tục lên bề mặt bê tông, trong 2 ngày đầu lưu ý không để nước mưa rơi vào. Trong 3 ngày đầu, không đặt đồ tiếp xúc lên bề mặt bê tông
  • Khi bê tông bắt đầu ninh kết, có thể phủ lên mặt bê tông một lớp cát vàng, rơm rạ hoặc dùng háo chất  như Antisol… Có thể sử dụng giấy (vỏ bao xi măng) hoặc màng polyethylene để che phủ bề mặt, giúp giữ ẩm. Sử dụng băng dính để dán ở những chỗ nối và thường xuyên tưới nước.
Thường xuyên tưới nước để bảo dưỡng bê tông dầm, sàn, mái
Thường xuyên tưới nước để bảo dưỡng bê tông dầm, sàn, mái

5. Thời gian dỡ cốp pha

Chỉ được tháo cốp pha khi cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu để ổn định kết cấu. Thông thường, khoảng thời gian từ 3-4 tuần sau khi đổ (20 đến 30 độ C) là đủ để dỡ cốp pha. Tuy nhiên, nếu có thể, nên để lâu hơn để đạt được độ bền tốt nhất.

Nếu cần thiết phải dỡ cốp pha sớm, cần chống đỡ các cấu kiện như sàn, dầm và dầm cái bằng chống gỗ hoặc kim loại.

Thời gian
Thời gian tháo dỡ cốp pha móng 1-2 ngày
Thời gian tháo dỡ cốp pha cột 1-2 ngày (tuỳ thời tiết)
Thời gian tháo dỡ cốp pha dầm, sàn 7-10 ngày (lưu ý tháo dần, không tháo toàn bộ cùng lúc)
Thời gian tháo dỡ cốp pha mái 3-4 tuần
Thời gian tháo dỡ cốp pha cho mỗi loại bê tông là khác nhau
Thời gian tháo dỡ cốp pha cho mỗi loại bê tông là khác nhau

Bảo dưỡng bê tông là một quy trình không thể thiếu để đảm bảo rằng đạt được độ bền tối ưu. Qua việc duy trì độ ẩm và kiểm soát các yếu tố môi trường như nhiệt độ, chúng ta có thể ngăn ngừa những vấn đề như nứt nẻ và co ngót, từ đó nâng cao chất lượng công trình. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn  sẽ không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của công trình mà còn đảm bảo sự an toàn và ổn định cho các công trình xây dựng. Theo dõi Kiến Xanh Design để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích về xây dựng – nội thất!